Nhận Biết Bệnh ILT Trên Gà Và Cách Phòng Chống Bệnh Cho Gà

Bệnh ILT trên gà

Bệnh ILT trên gà còn được hiểu nôm na là căn bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm và là 1 trong những loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp của gia cầm nói chung và ở gà nói riêng. Bên cạnh đó, bệnh ILT được xem là 1 trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và thậm chí khiến gà tử vong rất cao nếu không kịp thời chữa trị.

Nếu các bạn đang lo lắng về căn bệnh ILT này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của dagabinhluan.com để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách chữa trị và phòng chống bệnh cho gà nhé.

Bệnh ILT trên gà
Bệnh ILT trên gà

Nguyên nhân gây bệnh ILT trên gà

Bệnh ILT trên gà là căn bệnh thuộc nhóm vi khuẩn Herpes ký sinh và gây nên bệnh cho 1 số loài đặc trưng khác ngoài gà như: ngỗng, chim, vịt, đà điểu. Tuy nhiên, gà được xem là 1 loài có tốc độ lây nhiễm rất nhanh và vô cùng nguy hiểm với những chú gà dưới 5 tháng tuổi.

Điều kiện thích hợp nhất khiến gà bị viêm thanh khí quản truyền nhiễm là khi thời tiết nóng gắt hay lúc khí hậu ẩm ướt, môi trường chăn nuôi không hợp vệ sinh, an toàn.

Nguyên nhân nhiễm ILT cho gà
Nguyên nhân gây bệnh ILT trên gà

>>> Xem thêm: Top 3 cách trị dứt điểm bệnh ib trên gà

Hình thức lây nhiễm bệnh ILT trên gà

Đây là 1 trong những căn bệnh có mức độ lây nhiễm từ mẹ sang con là vô cùng cao. Bên cạnh đó, chúng còn lây nhiễm cho những chú gà thông qua đường miệng, hệ hô hấp hay lây qua mắt. Ngoài ra, nếu chẳng may những chú gà khỏe mạnh hít phải virus có nhiễm bệnh thì tất nhiên gà sẽ mắc bệnh.

Cơ chế nhiễm bệnh ILT trên gà

  • Với những chú gà bị nhiễm ILT thì tất nhiên vi khuẩn sẽ tấn công vào các tế bào biểu mô của khí quản, thanh quản, màng nhầy của kết mạc, túi khí, phổi và các xoang hô hấp của cơ thể gà.
  • Sau đó, khí quản và các mô bào của gà bị virus tàn phá và gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho gà như: gà bị xuất huyết nặng, mô bào bị tổn thương.
  • Cuối cùng, những chú gà sẽ bị triệu chứng viêm niêm dịch trầm trọng và khiến chúng rất khó thở.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ILT trên gà

Nhận biết gà bị nhiễm ILT
Nhận biết gà bị nhiễm ILT
  • Những chú gà mái hậu bị hay những chú gà dưới 18 tuần tuổi là đối tượng mà vi khuẩn ILT dễ dàng xâm nhập và khiến gà nhiễm bệnh nhanh nhất.
  • Những chú gà nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện thở gấp gáp, gà khó thở, mỏ gà bị chảy máu.
  • Nếu chẳng may những chú gà đã chết thì bạn nên tiến hành mổ để tìm ra dấu hiệu của bệnh ILT trên gà như: gà bị xuất huyết có kèm dịch màu vàng , khí quản sưng tấy lên.
  • Ngoài ra, các bạn có thể thực hiện soi các biểu mô của gà dưới kính hiển vi hay bằng ELisa và PCR.

>>> Xem Thêm: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh E.coli Trên Gà Chuẩn Nhất Hiện Nay.

Triệu chứng của bệnh ILT trên gà (viêm thanh khí quản truyền nhiễm)

Bệnh ILT trên gà ở thể cấp tính

  • Gà bị xù lông, lắc đầu, ủ rũ, khó thở, buồn ngủ, ngạt theo từng cơn hay thậm chí là khi ngáp, hít, hắt hơi thì gà thường hay rướn dài cái cổ của mình.
  • Gà khạc đờm có lẫn cả máu sau cuối mỗi cơn ngạt.
  • Mào, da và tích của gà có màu tím xanh.
  • Gà thường hay bị chảy nước mắt, chảy nước mũi, viêm mí mắt, viêm mũi và thậm chí là gà có thể chết bất cứ lúc nào và rất đột ngột nhé.
  • Nếu chẳng may những bé gà bị nhiễm ILT thì tỷ lệ tử vong sẽ rất cao và chiếm khoảng 70%.
Triệu chứng của bệnh ILT trên gà
Triệu chứng của bệnh ILT trên gà

Bệnh ILT trên gà ở thể dưới cấp

  • Gà có biểu hiện đầu sưng phù do bị viêm xoang má, viêm mắt hay viêm mũi nên thường bị nhận lầm sang bệnh cảm cúm, sổ mũi truyền nhiễm.
  • Gà có triệu chứng ho và ngạt theo từng cơn.
  • Gà ăn ít, ăn kém, ốm yếu và thậm chí là tỷ lệ sinh sản, đẻ trứng giảm rõ rệt.
  • Phần lớn bệnh sẽ chuyển qua thể mãn tính khi gà nhiễm bệnh khoảng 3 tuần và tỷ lệ chết sẽ tương đối khá nhỏ chỉ khoảng 20% mà thôi.

>>> Xem Thêm: Bệnh Toi Gà – Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất

Bệnh ILT trên gà ở thể mắt

  • Bệnh ILT trên gà qua thể mắt sẽ thường xuất hiện ở những chú gà từ 20 đến 40 ngày tuổi.
  • Gà bắt đầu sợ ánh sáng và tìm chỗ tối để đi lại hay nằm do mắt gà đã và đang có biểu hiện bị viêm ít nhất 1 con.
  • Gà bị chảy nước mắt, viêm cả 2 mí mắt, đầu bị sưng và thậm chí là sưng to cho cả 2 bên luôn nhé.

Bệnh ILt trên gà ở thể mãn tính

  • Gà có biểu hiện thở khó, ho và đôi khi xảy ra tình trạng ngạt nhẹ.
  • Với những chú gà đẻ thì sẽ kéo dài tình trạng gà giảm sinh sản.
  • Bệnh ILT trên gà ở thể này thường kéo dài và lên đến tận 2 tháng nhưng tỷ lệ gà tử vong thì lại giảm thêm 5%.

Bệnh ILT trên gà ở thể ẩn bệnh

Bệnh ILT trên gà ở thể ẩn bệnh được xem là điều vô cùng khó khăn dành cho những người chăn nuôi gà đấy. Vì những chú gà sẽ thường không có bất kỳ triệu chứng nào và đây được hiểu là 1 căn bệnh mang trùng.

>>> Tham Khảo: Nguyên Nhân Gà Bị Sưng Mắt – Chữa Bệnh Hiệu Quả Trong 1 Tuần.

Bệnh tích bệnh ILT trên gà

ILT trên gà ở thể dưới cấp và cấp tính

  • Khí quản của gà sẽ có tình trạng bị sưng phù, xuất huyết, niêm mạc và thanh quản có máu đỏ hay thậm chí có lẫn cả dịch nhầy, cục máu.
  • Thanh quản và niêm mạc của gà được bao phủ xung quanh bởi 1 lớp nhầy màu trắng.
  • Gà có biểu hiện bị viêm xoang, viêm mũi, viêm đường hô hấp, viêm phù nề đầu, viêm mí mắt.
  • Gà sẽ có triệu chứng hậu môn sưng đỏ hồng nhưng không hề bị xuất huyết tại manh tràng, dạ dày tuyến, ruột non.
  • Khi bổ làm 2 túi Fabricius thì chúng ta sẽ nhận thấy gà bị sưng to và thậm chí là có máu đỏ hồng.
Triệu chứng của bệnh ILT trên gà
Triệu chứng của bệnh ILT trên gà

ILT trên gà ở thể mãn tính và ẩn bệnh

  • Phần lớn, bệnh tích theo thể ẩn bệnh và mãn tính thì thường không thể hiện rõ rệt.
  • Khí quản, thanh quản, niêm mạc họng được phủ 1 lớp màng Fibrin và có khí bóc màu trắng ngà trông y như bệnh thiếu vitamin A hay thậm chí là gà bị nhiễm nấm đường tiêu hóa.

>>> Xem Thêm: Bệnh Dịch Tả Ở Gà – Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh

Cách điều trị bệnh ILT trên gà

  • Bạn có thể tiến hành cho gà uống thuốc hạ sốt, Prednisolone, Anagin, Bromhexin hay các loại thuốc long đàm giảm phế quản tương đương.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể cho gà sử dụng thêm 1 số loại kháng sinh như: Doxycilin, Amoxicilin, Tilmicosin.
  • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thuốc bổ cần thiết cho gà như: khoáng chất, vitamin tổng hợp, acid amin, vitamin C, men vi sinh, chất điện giải.
Triệu chứng của bệnh ILT trên gà
Cách điều trị bệnh ILT trên gà

Cách phòng tránh bệnh ILT trên gà

  • Cách tốt nhất để phòng bệnh ILT trên gà đó chính là bạn nên sử dụng thêm vacxin phòng bệnh IB cho những bé gà 5 ngày tuổi, 21 ngày tuổi và 70 ngày tuổi.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vacxin ILT lần 1 cho những chú gà được 25 ngày tuổi và tốt nhất là nên nhắc lại cho gà sau khoảng 1 tháng.
  • Dọn dẹp vệ sinh và phun sát khuẩn khu vực chuồng nuôi gà. Cũng như bạn nên tránh tối đa việc xe lưu thông trong khu vực nuôi gà.
  • Đảm bảo vệ sinh thức ăn cũng như nguồn nước cho gà uống nhằm giúp gà tránh được các vi khuẩn gây bệnh.
  • Nên chú ý, quan sát và theo dõi để kịp thời cách ly cũng như điều trị để tránh lây lan bệnh ILT trên gà.
  • Bổ sung thêm các loại thuốc bổ, vitamin C, vitamin tổng hợp, men vi sinh, thuốc trợ lực trợ sức nhằm giúp gà tăng sức đề kháng và đủ khả năng chống lại các mầm bệnh có hại.

>>> Xem thêm: Bệnh APV Trên Gà – Chia Sẻ Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh Chuẩn Nhất Cho Gà

Phòng tránh bệnh ILT cho gà
Phòng tránh bệnh ILT cho gà

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, dagabinhluan.com đã chia sẻ với các bạn về nguyên nhân, bệnh tích, cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh ILT trên gà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ vô cùng bổ ích dành cho các anh em chăn nuôi gà. Chân thành cảm ơn và chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc và hạn chế tốt nhất căn bệnh ILT cho những bé gà nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-binh-luan