Bệnh APV trên gà là 1 trong những căn bệnh đang bị đa số những người chăn nuôi gà nhầm lẫn với bệnh: Ecoli, Coryza. Và tất nhiên đây được xem là 1 căn bệnh không hề nhẹ cũng như nếu các bạn không điều trị kịp thời thì mấy bé gà rất dễ bị chết đấy.
Nếu các bạn đang lo lắng và muốn tìm cách tốt nhất để chữa bệnh APV trên gà thì hãy đến với chúng tôi – dagabinhluan nhé. Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị và phòng chống bệnh APV cho gà tốt nhất.
Sơ lược của bệnh APV trên gà
Bệnh APV trên gà hay còn được hiểu đơn giản với cái tên Avian pneumovirus thuộc nhóm virus ARN gây bệnh trên đường hô hấp của gà và tất nhiên chúng cũng là nguyên nhân chính khiến đầu gà bị sưng phù đấy. Có thể nói đây là 1 căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh và trên bất kỳ giai đoạn hay lứa tuổi nào của gà. Vì vậy, mà tỷ lệ tử vong của những chú gà bị nhiễm bệnh có thể lên đến 100% nếu chúng ta không kịp thời điều trị cho gà.
>>> Xem Thêm: Nhận Biết Bệnh ILT Trên Gà Và Cách Phòng Chống Bệnh Cho Gà
Nguyên nhân gây bệnh APV trên gà
- Do số lượng gà trong chuồng nuôi quá nhiều và dày đặc.
- Chuồng nuôi gà bị ô nhiễm, tích tụ khí amoniac và thiếu không khí sạch.
- Ngoài ra, khu vực chuồng nuôi ẩm ướt, đọng vũng khiến các mầm bệnh và vi khuẩn sinh sôi, ký sinh vào những chú gà.
Biểu hiện của bệnh APV trên gà
Bệnh APV trên gà ở thể ngoài
- Gà ủ rũ, ăn ít, sưng phù đầu, sưng mắt, sưng mặt, lông xơ xác và thậm chí là gà hay nhắm híp cả 2 mắt.
- Cổ của gà bị nghẹo sang 1 phía, gà hay lắc đầu, đi đứng vô cùng khó khăn và thậm chí là gà bị liệt cả 2 chân.
- Gà bị chảy nước mũi, chảy nước mắt, mắt gà có bọt, gà khó thở, yếu ớt và thậm chí là gà thở gấp, thở nhanh.
- Với những chú gà đẻ thì buồng trứng sẽ dễ vỡ, biến dạng hay thậm chí là bị teo lại và giảm khả năng sinh sản xuống 30%.
- Vỏ trứng gà bị biến dạng, mỏng và nhạt màu hơn.
Bệnh tích bệnh APV trên gà
- Mắt gà có triệu chứng bị viêm mí mắt và thậm chí là gà bị mù mắt.
- Xuất hiện dịch nhầy trong khí quản của gà tuy nhiên giai đoạn đầu thì gà vẫn chưa hề có biểu hiện bị xuất huyết.
- Dưới phần da của má và đầu gà bắt đầu bị viêm và xuất hiện lớp màng Fibrin.
- Gà có triệu chứng bị viêm phúc mạc do buồng trứng của gà bị hư hỏng và thậm chí trứng non rất dễ bị vỡ khi có va chạm.
>>> Xem thêm: Top 3 cách trị dứt điểm bệnh ib trên gà
Phân biết giữa bệnh APV trên gà và 1 số căn bệnh khác trên gà
Bệnh APV trên gà
- Đầu và mặt: gà có biểu hiện bị sưng phù đầu và thậm chí sưng cả 2 bên mặt.
- Mắt và mũi: gà có biểu hiện bị chảy nước mắt, mũi và đôi khi có kèm theo cả dịch nhầy.
- Khí quản: gà bắt đầu xuất hiện dịch nhầy trong khí quản.
- Phổi: gà có triệu chứng viêm phổi.
- Buồng trứng: khi nhiễm bệnh thì gà sẽ có biểu hiện bị hoại tử tại buồng trứng.
Bệnh ILT trên gà
- Đầu và mặt: gà nhiễm ILT thường không có bất kỳ dấu hiệu nào trên mặt và đầu.
- Mắt và mũi: gà có dấu hiệu bị chảy nước mắt, nước mũi nhưng không kèm theo chất nhầy.
- Khí quản: gà có hiện tượng bị xuất huyết theo từng chấm nhỏ.
- Phổi: gà không hề xuất hiện triệu chứng nào cả.
- Buồng trứng: gà không hề xuất hiện triệu chứng nào cả.
>>> Xem thêm: BỆNH ILT TRÊN GÀ – VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM.
Bệnh Coryza trên gà
- Đầu và mặt: gà có biểu hiện bị sưng y như bệnh APV tuy nhiên gà có thể bị sưng thêm cả phần tai và tích gà.
- Mắt và mũi: gà có biểu hiện giống bệnh APV.
- Khí quản: gà xuất hiện nhiều dịch nhầy và kèm theo triệu chứng xuất huyết.
- Phổi: gà không hề xuất hiện triệu chứng nào cả.
- Buồng trứng: gà đang bị hủy hoại và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Cách điều trị bệnh APV trên gà
Để điều trị bệnh APV trên gà tốt nhất thì các bạn cần tiến hành và thực hiện theo những bước như sau:
Cách ly kịp thời những chú gà bị nhiễm bệnh
Bạn nên cách ly những chú gà có biểu hiện bị nhiễm APV thật xa để hạn chế lây nhiễm tốt nhất cho cả đàn gà.
Khử trùng, sát khuẩn khu vực liên quan
Các bạn nên sử dụng men vi sinh TKS-Phot Fast để sát trùng chuồng nuôi gà, khu vực xung quanh chuồng nuôi và các dụng cụ ăn uống của gà.
Lựa chọn thuốc điều trị thích hợp cho bệnh APV trên gà
- Bạn nên lựa chọn thuốc Bromhexin nhằm giúp những bé gà giảm viêm họng và tan đờm.
- Nếu như gà nóng, sốt thì bạn có thể cho gà sử dụng thêm thuốc hạ sốt Paracetamol.
- Để tăng cường thêm sức khỏe cho gà thì bạn có thể sử dụng thêm men vi sinh nhằm giúp gà tráng men lại đường ruột.
Sử dụng thêm kháng sinh điều trị bệnh cho gà
Với những chú gà bị nhiễm APV thì bạn nên tiến hành tiêm kháng sinh nhằm giúp gà tăng cường sức đề kháng và nhanh chóng khỏi.
Với những chú gà khỏe mạnh thì bạn nên trộn trực tiếp kháng sinh vào trong thức ăn nhằm giúp gà khỏe mạnh và chống chọi lại các vi khuẩn có hại.
Bổ sung và tăng cường sức đề kháng cho gà
Bạn nên cung cấp và bổ sung thêm các loại thuốc bổ cần thiết cho gà như: vitamin C, vitamin tổng hợp, thuốc giải độc gan thận, gluco – KC và men tiêu hóa nhằm giúp gà tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh.
>>> Xem Thêm: Bệnh Toi Gà – Cách Điều Trị Và Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất
Chia sẻ cách phòng bệnh APV trên gà tốt nhất
- Chuồng nuôi gà phải được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế ẩm mốc, đọng vũng.
- Nên chú ý và quan sát biểu hiện của gà để cách ly kịp thời những con bị nhiễm APV.
- Nên thường xuyên khử khuẩn và sát trùng chuồng nuôi gà theo định kỳ.
- Tránh tuyệt đối xe cộ, người lạ ra vào khu vực nuôi gà nhằm hạn chế gà bị nhiễm bệnh.
- Nên nuôi số lượng gà tương đối sao cho phù hợp với diện tích của chuồng trại.
- Bổ sung thêm các loại vitamin và các thức ăn dinh dưỡng cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng và giúp gà có thể chống chọi với các bệnh truyền nhiễm.
Tổng kết:
Chúng tôi – dagabinhluan.com đã chia sẻ với các bạn về những thông tin liên quan đến căn bệnh APV trên gà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và cách phòng chống bệnh tốt nhất cho những bé gà. Chân thành cảm ơn và chúc các bạn 1 ngày mới tốt lành.
>>> Xem Thêm: Bệnh Dịch Tả Ở Gà – Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh