Bệnh Cầu Trùng Gà – Những Điều Cần Biết Để Phòng Bệnh Và Điều Trị Kịp Thời Cho Gà

bệnh cầu trùng gà

Bệnh cầu trùng gà là 1 căn bệnh gây nguy hiểm cho cả đàn gà và thậm chí là gây ảnh hưởng vô cùng nặng nề cho người chăn nuôi. Ngoài ra, căn bệnh này thường lây nhiễm với những chú gà được chăn nuôi công nghiệp hay nuôi tại nền chuồng. Nếu như các bạn đang muốn tìm hiểu hay còn lo lắng về bệnh cầu trùng gà. Thì hãy theo dõi bài viết sau đây của dagabinhluan để hiểu rõ hơn nhé.

Bệnh cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng gà

Khái niệm bệnh cầu trùng gà

Bệnh cầu trùng gà hay còn được hiểu thông qua tên gọi như Coccidiosis Avium và là 1 căn bệnh do ký sinh trùng truyền nhiễm gây nên. Những ký sinh trùng thường lây lan rất nhanh khi thời tiết khí hậu ẩm ướt. Bên cạnh đó, bệnh cầu trùng gà có tốc độ lây nhiễm khá nhanh cũng như thời gian ủ bệnh bệnh tương đối khá lâu khiến gà bị ảnh hưởng nặng nề nếu như không điều trị kịp thời.

Bệnh cầu trùng gà thường lây nhiễm với những chú gà từ 2 đến 8 tuần tuổi và tỷ lệ gà tử vong thường chiếm khoảng 15%. Tuy nhiên, rất nhiều người chăn nuôi gà thường nhầm lẫn giữa bệnh cầu trùng ở gà so với các loại bệnh khác như: tụ huyết trùng, newcastle hay gumboro.

>>>Xem thêm: 6 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở GÀ.

Nguyên nhân chính của bệnh cầu trùng gà

Nguyên nhân chính của căn bệnh cầu trùng gà này là do 9 loài cầu trùng ký sinh và gây bệnh cho gà như: E.hagani, E.mivatis, E.brunetti, E.maxima, E.mitis, E.tenella, E.necatrix, E.praecox, E.acervulina.

Phần lớn, các loài cầu trùng Eimeria ký sinh chủ yếu trên hệ tiêu hóa của gà. Tuy nhiên, cầu trùng Eimeria Necatrix được ký sinh ngay trên ruột non, đoạn tá tràng. Và cầu trùng Eimeria Tenella thì lại được ký sinh ngay manh tràng. Vì vậy, đây được xem là 2 loại cầu trùng phổ biến và gây nguy hiểm đến những chú gà.

Nguyên nhân của bệnh cầu trùng ở gà
Nguyên nhân của bệnh cầu trùng gà

Chu kỳ của bệnh cầu trùng gà – Eimeria ở ruột

Sinh sản vô tính – Schyzogonie

Là chúng sẽ xâm nhập và sinh sản với tốc độ vô cùng nhanh vào trong biểu mô tế bào. Sau khi đã kí sinh  vào tế bào thì chúng sẽ khiến tế bào bị phình và vỡ ra. Hay thậm chí là chúng sẽ tiếp tục tấn công và phá vỡ các tế bào cũng như cơ quan khác của gà.

Sinh sản hữu tính – Gametogonie

Gồm những cá thể đực và cá thể cái thuộc nhóm vi sinh vật thế hệ thứ 2, 3, 4 cấu tạo và trở thành 1 hợp tử. Tùy thuộc vào chủng cầu trùng mà quá trình sinh sản hữu tính có thể kéo dài lên đến 22 ngày đấy.

Sinh sản bào tử – Sporogonie

Đây là 1 trong những quá trình sinh sản diễn ra từ phía bên ngoài cơ thể của gà. Vì nếu những chú gà ăn phải noãn nang của vi sinh vật thì khả năng bị nhiễm bệnh cầu trùng gà là vô cùng cao.

>>> Xem Thêm: Bệnh Đầu Đen Ở Gà – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Cho Gà

Quá trình lây nhiễm của bệnh cầu trùng gà

Bệnh cầu trùng gà lây nhiễm chủ yếu qua hệ tiêu hóa của gà. Bởi nếu như những chú gà chẳng may mắc bệnh hay đã hết bệnh thì phân của chúng khi thải ra sẽ có lẫn cả cầu trùng. Ngoài ra, nếu như những bé gà ăn trúng noãn nang có lẫn trong nước uống, thức ăn, chất độn chuồng hay phân gà thì khả năng bị nhiễm cũng rất cao đấy.

Bệnh cầu trùng gà lây nhiễm gián tiếp thông qua các loài chim chóc, côn trùng hay các loài động vật gặm nhắm.

Bệnh cầu trùng ở gà lây nhiễm chủ yếu do điều kiện chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ. Hay đơn giản là khu vực chăn nuôi gà quá chật chội, chất độn chuồng dơ bẩn, ẩm ướt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cầu trùng gà

Dấu hiệu nhận biết gà nhiễm bệnh cầu trùng : Gà khát nước, bỏ ăn, xù lông và thậm chí là đi đứng không vững, loạng choạng. Phần lớn, những chú gà bị nhiễm bệnh cầu trùng sẽ ủ bệnh trong khoảng 7 ngày kèm với các triệu chứng và biểu hiện khác nhau.

Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng sẽ có 3 thể như sau:

Bệnh cầu trùng gà ở thể mãn tính

Một số dấu hiệu chứng tỏ  gà đang nhiễm bệnh cầu trùng mãn tính:

  • Gà có triệu chứng ăn không tiêu, ăn ít.
  • Gà đi phân chảy màu nâu đen và có lẫn cả máu.
  • Gà ốm yếu, phát triển kém, xù lông, mào gà nhợt nhạt và thậm chí là chân khô trông y như bị bại liệt.
  • Niêm mạc gà bị tổn thương và hư hỏng nghiêm trọng khiến gà tăng cân chậm do khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng giảm.
  • Bên cạnh đó, các anh em sư kê hay những người chăn nuôi gà còn có thể nhận biết qua 3 trường hợp dưới đây:
  • Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng cấp tính sang cầu trùng mãn tính.
  • Sử dụng sai quy trình hoặc quá liều các loại thuốc chữa bệnh cầu trùng gà.
  • Khả năng những chú gà 3 tháng tuổi sẽ bị nhiễm bệnh cao hơn khi trang trại gà có dịch cầu trùng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cầu trùng gà
Dấu hiệu nhận biết bệnh cầu trùng gà

Bệnh cầu trùng gà ở thể cấp tính

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết gà đang nhiễm bệnh cầu trùng cấp tính:

  • Gà uống nước quá nhiều, ăn ít hay thậm chí là bỏ ăn.
  • Gà có triệu chứng bị rụt cổ, ít vận động, ngồi trên 2 chân, đi đứng khó khăn, hay xõa cánh và nhắm mắt lại.
  • Gà đi phân sáp màu nâu đỏ có lẫn bọt trắng hay bọt vàng và thậm chí là phân gà có lẫn cả máu. Đặc biệt, phân gà bết và dính ở phần hậu môn.
  • Gà yếu, nhợt nhạt hay thậm chí là bị liệt cánh hay liệt chân do mất máu quá nhiều.
  • Với những chú gà nhiễm bệnh cầu trùng nặng khoảng 7 ngày thì thường có triệu chứng co giật và tỷ lệ tử vong sẽ rất cao nếu không kịp thời chữa trị.

>>> Xem Thêm: Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà LEUCOCYTOZOOM

Bệnh cầu trùng gà ở thể mang trùng

Thể mang trùng thường được hiểu đơn giản là căn bệnh cầu trùng gà ở dạng bệnh ẩn và thường xảy ra với những giống gà đẻ hay gà lớn.

Một số dấu hiệu cho thấy gà bị nhiễm cầu trùng ở thể mang trùng như:

  • Tuy gà bị nhiễm bệnh nhưng quá trình ăn uống vẫn diễn ra bình thường.
  • Đôi khi, những bé gà sẽ đi chảy hay đi phân sáp.
  • Tỷ lệ trứng của gà đẻ sẽ giảm tầm 20% mà chưa rõ lí do.

Bệnh tích bệnh cầu trùng gà

  • Đoạn tá tràng và phần ruột non của gà khi bị ký sinh sẽ phình hay thậm chí là sưng rất to.
  • Thành ruột của gà dần lộ rõ những chấm trắng rất dày và cộm, phồng to.
  • Phần vách ruột của gà căng cứng lên rất dễ bị vỡ cũng như ruột gà phình to hơn những đoạn khác.
  • Ruột gà có chứa rất nhiều chất lỏng, bả đậu lợn cợn và vô cùng hôi thối.
  • Phần niêm mạc phía bên trong xuất hiện rất nhiều nốt trắng đỏ và dày hẳn lên.
  • Thậm chí, tá tràng và manh tràng của gà đều bị sưng rất to và đỏ sẫm.
  • Bên cạnh đó, 2 manh tràng gà bị nhiễm cầu trùng lại sưng to, lấm tấm và rất đầy máu hay thậm chí là gà bị xuất huyết, hoại tử thành các mảng đen.
Bệnh tích của bệnh cầu trùng gà
Bệnh tích bệnh cầu trùng gà

Một số cách điều trị bệnh cầu trùng gà

Các bạn có thể điều trị bệnh cầu trùng gà thông qua 1 số  loại kháng sinh chuyên trị như: diclazuril, amprolium, sulphaquinoxolone, tetracyclin, toltrazuril. Bên cạnh đó, Coxzuril 2.5% được xem là 1 trong những loại thuốc chuyên điều trị căn bệnh cầu trùng gà do nhóm vi khuẩn Eimeria  gây ra.

Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về 1 số nguyên tắc vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cầu trùng cho gà như:

  • Bạn tuyệt đối không được sử dụng quá nhiều thuốc để điều trị bệnh cầu trùng cho gà.
  • Không nên sử dụng nhiều loại thuốc có cùng 1 cơ chế và tác động lên gà đang nhiễm bệnh.
  • Bạn nên thay đổi và lựa chọn loại thuốc phù hợp với độ tuổi của gà.
  • Tốt nhất, bạn nên cho gà sử dụng theo liệu trình và trong vòng 7 ngày liên tục.
  • Bạn nên bổ sung thêm vitamin K, chất điện giải, vitamin tổng hợp, men vi sinh nhằm giúp gà cầm máu, tăng cường sức đề kháng và mau hết bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh cầu trùng gà

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương pháp sau để phòng chống gà bị nhiễm bệnh cầu trùng như:

Sử dụng thuốc để phòng bệnh cầu trùng gà

Bạn có thể sử dụng những loại thuốc kháng sinh và trộn trực tiếp vào thức ăn của gà theo liều lượng như hướng dẫn sử dụng. Như:  sulfadimethoxim + ormetoprim, amprolium, amprolium + ethopabate, chlortetracyclin, oxytetracyclin, clopidol hay meticlorpindol

Sử dụng vaxcin để phòng ngừa bệnh cầu trùng gà

Bạn có thể sử dụng vacxin của công ty cổ phần thuốc thú y TW1 -SVI NAVECO chuyên sản xuất nhược độc để phòng chống bệnh cầu trùng cho gà. Tuy nhiên, trong quá trình pha trộn vào thức ăn nước uống cho gà thì bạn nên chú ý đến liều lượng theo đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng thêm 1 số loại thuốc có tác dụng phòng bệnh cầu trùng như: Vina coc, Sulfacoc, Han coc.

Phòng chống bệnh cầu trùng gà
Phòng tránh bệnh cầu trùng gà

Phòng bệnh cầu trùng gà bằng cách vệ sinh

  • Tốt nhất, bạn nên trang bị thêm chất độn chuồng nhằm hút ẩm và giúp chuồng nuôi gà khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Tất nhiên, khu vực chăn nuôi gà phải được sát khuẩn kỹ càng, chuồng nuôi không quá nóng hay quá lạnh nhằm ảnh hưởng đến sức đề kháng của gà.
  • Bạn nên khử khuẩn, tiêu độc khu vực chuồng trại bằng các chất như: Benkocid, Han-Iodine, Bio-Iodine nhằm hạn chế các vi khuẩn gây bệnh cho gà.

Phòng bệnh cầu trùng gà bằng thuốc sát trùng advance apa clean

Để sát trùng và khử khuẩn tốt nhất cho môi trường xung quanh khu vực nuôi gà thì bạn có thể sử dụng thêm thuốc sát trùng Advance Apa Clean. Nhằm bảo vệ đàn gà tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm như bệnh cầu trùng này nhé.

>>> Xem Thêm: Vacxin Cầu Trùng Gà & Kiểm Soát Bệnh Cầu Trùng Gà Hiệu Quả.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về căn bệnh cầu trùng gà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thể chăm sóc thật tốt cũng như phòng bệnh 1 cách an toàn cho những bé gà nhé. Nếu các bạn còn có gì chưa hiểu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại trang chủ dagabinhluan.com. Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này và chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-binh-luan