Cách nuôi bồ câu thả rong? Bồ câu từ lâu đã được xem là biểu tượng hòa bình ngoài ra người ta còn thực hiện cách huấn luyện bồ câu để đưa thư. Tuy nhiên cách nuôi bồ câu thả rong không hề đơn giản. Bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ để tránh bồ câu bay mất hay phải biết cách dụ bồ câu về nhà (cách dụ bồ câu vào chuồng). Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết cách nuôi bồ câu thả tự nhiên nhé!
Những phương pháp nuôi bồ câu trên thị trường hiện nay
Bồ câu trên thị trường hiện nay có giá trị kinh tế khá cao về kinh tế lẫn giá trị nhân văn. Chính vì vậy, nhiều phương pháp chăn nuôi được tạo ra để đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo phân loại chăn nuôi mà phân được 2 kiểu nuôi sau:
Phương pháp chăn nuôi nhốt bồ câu
Kiểu này phương pháp rào lưới và xây chuồng nuôi bồ câu trong một phạm vi nhất định. Tuy nhiên, 4 phia vách tường được rào cao và có phủ lưới trời để tránh bồ câu bay ra khỏi phạm vi nuôi nhốt. Vậy nhưng mô hình này có yêu cầu rất cao về không gian hoạt hoạt động và diện tích nuôi nhốt. Vì trứng bồ câu không có giá trị kinh tế quá cao nhưng thịt con non rất được ưa chuộng.
Nên không gian sinh hoạt của chúng cần được làm cho thoải mái hết sức để kích thích sinh sản. Đồng thời, bồ câu còn thường được các hoạt động nuôi phóng sanh hoặc các buổi lễ hòa bình nên chúng cần bay lượn chắc chắn để tiêu thụ tốt hơn.
>>> Xem Thêm: [Top 3] Cách nuôi sáo đen mỏ vàng giỏi nói hót hay
Phương pháp nuôi bồ câu thả rong
Cách nuôi bồ câu thả rong hay còn gọi là nuôi bồ câu thả vườn rất được ưa chuộng ở nước ngoài. Đặc biệt khi chúng là một trong những loại thú cưng được ưa chuộng nhất hiện nay. Chính vì vậy người ta thường xây chuồng cho nó tại nhà để nó có thể về chuồng nghỉ ngơi sau một ngày dài vui chơi. Tại một số quảng trường hoặc bờ biển, bồ câu được nuôi để tạo điểm nhấn du lịch.
Tuy nhiên, tại các thành phố nuôi bồ câu làm cảnh thường kèm theo yêu cầu thực khách không cho chúng ăn. Vì được các thực khách quá yêu mến nên chúng thường quá béo đến nổi rất mệt để bay hoặc mắc bệnh. Cách nuôi bồ câu thả rong không quá khó, bà con cũng có thể nuôi bồ câu thả trên sân thượng. Nhưng cần lưu ý chuồng trại chúng thường xây trên các trụ cao.
Bạn có thể tham khảo các kiểu chuồng trong cách nuôi bồ câu thả rong dưới đây.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản cho năng suất cao
Cách nuôi bồ câu thả rong – Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả rong
Trong cách nuôi bồ câu thả rong, tùy theo số lượng, mục đích nuôi bạn cần lưu ý và tham khảo cách làm chuồng nuôi bồ câu thả rong các vấn đề dưới đây:
- Chuồng trại cần được xây dựng thông thoáng trên cao.
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
- Cồng vào chuồng nên xây hình tròn
- Có mái vòm để mưa không bị tạt vào.
- Kích thước trong chuồng cần đủ cho 1 cặp bồ câu.
- Hướng đặt chuồng bồ câu.
Kích thước chuồng nuôi bồ câu thả rong
Dựa vào số lượng và diện tích mà bà con có để xây dựng cho thích hợp. Thường thì sẽ chia thành 4 ô, chiều dài khoảng 0,5 m. Vậy 4 ô thì chiều rộng là 2m.
Còn chiều cao của chuồng thì phải gấp 5 lần mỗi ô chuồng. Ước tính mỗi ô cao 40cm thì tổng chiều cao của chuồng là 2m. Kèm theo đó là chuồng phải cao hơn nền đất là 0,3 – 0,5m thì chiều cao sẽ khoảng 2,5m. Chiều rộng chính là chiều rộng của mỗi ô, khoảng 0,5m.
>>> Xem Thêm: [Góc giải đáp] Đà điểu ăn gì? Các chú ý khi nuôi đà điểu
Một vài hình ảnh chuồng bồ câu dưới đây bạn có thể tham khảo:
Hướng đặt chuồng bồ câu thả rong chuẩn nhất
Bên cạnh việc làm chuồng bồ câu đẹp thì bà con cũng nên chú ý đến việc chọn hướng đặt chuồng. Tùy theo từng vùng miền mà chọn hướng cho phù hợp.
Ví dụ: đối với khí hậu miền Nam chủ yếu là nắng nóng nên bà con khi xây chuồng không nên hướng về hướng Tây bởi vì nắng chiều rất nóng. Ở miền Bắc và Trung có ảnh hưởng từ gió Đông Bắc nên cần tránh hướng Đông Bắc khi xây chuồng.
Theo như kinh nghiệm của những người đi trước thì hướng Đông Nam là tốt nhất khi muốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Kỹ thuật nuôi bồ câu thả rong đúng khoa học
Trong cách nuôi bồ câu thả rong, nếu không biết chăn nuôi thì sẽ bị hao hụt do chúng bay lạc hoặc bị bắt mất. Một số người vì muốn chim quay về mà sơn sửa chuồng trại cho đẹp hơn để thu hút chúng.
Bà con quyết định mua bồ câu lớn để nuôi thì nên chọn những cặp sắp đến tuổi sinh sản đến khi đẻ thì hãy thả chúng ra ngoài. Cần nhốt chúng lại trong khoảng 5 – 7 ngày để bồ câu làm quen với chuồng trại mới và mấy bạn chim “hàng xóm”. Từ đó chúng sẽ hạn chế bay đi mất.
Cần chú ý trong cách nuôi bồ câu thả rong chính là không thể thả cùng lúc với nhau mà nên thả thành từng cặp. Chỉ nên thả vào buổi sáng bởi vì chiều tối chúng dễ bị lạc đường.
Cách nuôi bồ câu thả rong khác hơn so với nuôi kiểu công nghiệp. Bởi vì đa phần chúng sẽ tự kiếm ăn ở bên ngoài nên bà con cũng không cần quá chú ý về thức ăn cho chúng.
Tuy nhiên do chúng thường xuyên bay ra ngoài nên cần phải phòng bệnh cho chúng tránh cho việc lây lan dịch bệnh trong đàn.
Những loại thức ăn trong cách nuôi bồ câu thả rong chính là thóc, bắp, cám,… Tốt nhất là bà con hãy xay thức ăn ra cho chúng dễ ăn hơn. Tập cho chim ăn theo đúng khung giờ và 1 ngày ăn 2 lần.
>>> Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Vô Cùng Hiệu Quả
Một số lưu ý khi quyết định nuôi bồ câu thả rong
Bồ câu là loại dựa vào sóng âm để bay lượn. Chính vì vậy chúng rất mẫn cảm với âm thanh và mùi vị. Trong chuồng nuôi bồ câu, bạn nên hạn chế những người không liên quan tiếp xúc với chuồng trại của chúng. Điều này làm chúng dễ bỏ chuồng ra đi khi nhận ra có mùi lạ trong chuồng mình.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thêm việc đó là vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ. Điều này không những giúp bồ câu nhà bạn khỏe mạnh mà đôi khi một vào chú bồ câu lạc loài cũng xem nhà bạn là chuồng mà ghé ở.
Trên đây là một số thông tin về cách nuôi bồ câu thả rong mà bạn cần lưu ý. Theo dõi dagabinhluan,com để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!