Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà còn được biết đến là một trong các bệnh thường gặp ở gà nhiều nhất hiện nay. Căn bệnh này được các chuyên gia thú ý đầu ngành đánh giá rằng khá nguy hiểm. Hầu như căn bệnh bộc phát mạnh mẽ vào khi thời tiết nóng ẩm. Đối với những người chưa hiểu rõ căn nguyên cũng như cách điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu, hãy cùng theo dõi phần bài viết này của dagabinhluan.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là gì?
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà nhiều người còn gọi với cái tên sốt rét. Căn bệnh này nó chỉ lây lan theo vùng nhất là ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Các vật trung gian truyền bệnh chính là ruồi muỗi cho nên sẽ khó diệt trừ hết mầm bệnh. Người chăn nuôi cần phải chú ý đến căn bệnh này, tránh cho dịch bệnh gây thiệt hại nặng đến đàn gà.
Bệnh sốt rét có tỷ lệ lây lan nhanh đối với gà con. Gà trưởng thành có tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn. Nếu như bị nhiễm bệnh ở gà đẻ thì khả năng sinh đẻ giảm thiểu rõ rệt. Với khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, đồng thời có nhiều sông suối, ao hồ chính là một nguồn lây nhiễm. Bởi vì vật trung gian truyền bệnh cho con vật.
>>> Xem Thêm: Bệnh Cầu Trùng Gà – Những Điều Cần Biết Để Phòng Bệnh Và Điều Trị Kịp Thời Cho Gà
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Cần hiểu rõ nguyên nhân; biểu hiện nhận biết căn bệnh sốt rét ở gà để tìm phương pháp điều trị tốt nhất.
Căn nguyên gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Một loại ký sinh trùng có tên là Leucocytozoom-cauleri, thuộc bộ Haemosporia chính là lý do gây ra bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Mầm bệnh thường chứa trong nước bọt của con vật trung gian. Gà khi bị muỗi chích thì chúng sẽ nhiễm bệnh từ những con vật trung gian này.
Những tế bào vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào trong các tế bào hồng cầu và thực hiện quy trình sinh sản vô tính của mình. Các tế bào hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng và bị phá hủy, từ đó lan rộng ra các cơ quan lân cận.
Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Với căn bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thì thời gian nung bệnh sẽ từ 1 tuần đến 12 ngày phụ thuộc vào gà bị nhiễm loại ký sinh trùng Leucocytozoom nào; số lượng ký sinh trùng và trạng thái sức khỏe của con vật.
Các biểu hiện thường thấy khi con vật bị nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà:
- Chúng không còn sức sống, đứng ủ rũ và bị sốt rất cao;
- Con vật bị mệt mỏi, không ăn;
- Phần tai tích thì kém sắc, nhạt màu;
- Trường hợp bị tiêu chảy, màu phân là màu xanh lẫn nhớt và có cả máu;
- Vài con còn bị hiện tượng chảy máu miệng;
- Con vật thở gấp và nhanh, kèm triệu chứng thiếu máu và đi đứng loạng choạng.
>>> Xem Thêm: Bệnh Đầu Đen Ở Gà – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Cho Gà
Bệnh tích của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Hoặc bà con có thể nhận biết đàn gà của mình đã bị nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu:
- Trong các bộ phận như gan, thật, tụy, buồng trứng,… bị xuất huyết;
- Phần ức, đùi, chân, cánh,… cũng có dấu hiệu xuất huyết;
- Các phần khác trong cơ thể cũng bị sưng, bủng nát, đụng vào dễ bị vỡ,…
Làm sao để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà chính xác?
Thường thì người ta chỉ dựa vào những triệu chứng đặc trưng như sốt cao, không ăn uống, ủ rũ, phân có màu xanh và lỏng,…
Khi thời tiết bắt đầu nóng ẩm hơn thì bà con cũng hãy bắt đầu chú ý đến việc nhiễm bệnh ký sinh trùng ở gà. Thường thì những con gà ở độ tuổi từ 35 ngày tuổi trở đi cần lưu ý hơn. Ở gà chuyên trứng thì dễ bị giảm đi năng suất đẻ trứng.
Bên cạnh đó những triệu chứng dễ nhận thấy chính là hộc máu miệng, máu không thể đông, phần cơ ngực bị đông cứng,…
Chữa bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Ngay khi thấy những biểu hiện của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thì cần làm những bước sau:
Ngăn cản con vật tiếp xúc với ruồi, muỗi
Do chính những động vật này truyền bệnh cho đàn gà nên cần ngay lập tức ngăn chặn sự tiếp xúc của chúng với đàn gà. Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng và tiêu độc nơi chăn nuôi thật sạch sẽ. Thay lớp độn chuồng thường xuyên, tốt nhất là nên khử trùng chất độn chuồng này.
Sử dụng thuốc ký sinh trùng đường máu ở gà
Những chuyên gia đầu ngành chia sẻ rằng những loại thuốc chứa thành phần Sulfamonomethoxine là loại thuốc để chữa bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Bà con trộn thuốc theo như khuyến cáo của nhà sản xuất và cho gà ăn trong khoảng 5 ngày. Đồng thời kết hợp thêm thuốc giải độc gan thận, các loại vitamin, thuốc bổ cho gà,… tăng sức đề kháng.
Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà tốt nhất
Sau khi thấy các triệu chứng của bệnh đã giảm thì vẫn nên kéo dài thêm một khoảng thời gian nữa để trị dứt điểm luôn.
Dùng Sulfamonomethoxine cũng trộn với thức ăn của gà. Sử dụng theo hướng dẫn phòng bệnh in trên bề mặt của sản phẩm. Một liệu trình bà con dùng cho gà trong khoảng 1 tuần, sau đó ngưng 5 ngày rồi tiếp tục.
Đồng thời cho gà uống thêm các loại thuốc bổ trợ gan thận để giúp việc đào thải thuốc tốt hơn và không gây hại đến thận. Có thể áp dụng lịch sử dụng như thuốc Sulfamonomethoxine hoặc dùng bổ gan thận sau khi dùng thuốc cũng được.
Quy trình phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi chăn nuôi bà con hãy chú ý việc phòng bệnh này nhé.
- Đầu tiên phải luôn dọn dẹp, vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi. Bởi vì mầm bệnh thường ẩn náu nhiều trong các nơi này để gây bệnh. Đặc biệt không để nước đọng vũng quanh khu chăn nuôi hoặc ao hồ quá nhiều sẽ phát sinh muỗi mòng.
- Phải quản lý, quan sát đàn gà thường xuyên để phát hiện ngay điều bất thường, kịp thời ngăn chặn xử lý.
- Đảm bảo sức đề kháng cho gà bằng cách bổ sung thêm thuốc bổ gan thận, thuốc trợ lực, các loại vitamin cần thiết, men tiêu hóa,…
- Khẩu phần ăn của đàn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nếu bà con tự trộn thức ăn thì càng cần chú ý đến phần trăm dinh dưỡng hơn nữa.
- Tiêm phòng đủ các loại vacxin cho đàn gà theo lứa tuổi. Việc này không chỉ giúp hạn chế phát sinh bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà mà còn có những căn bệnh khác.
Trên đây là một vài thông tin cũng như cách trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà được nhiều người áp dụng. Với mô hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam hiện nay thì việc phát sinh bệnh sốt rét ở gà cũng đã khá quen thuộc. Ngoài gà ra thì cũng có các bệnh ký sinh trùng đường máu ở vịt; bệnh ký sinh trùng đường máu ở trâu bò,… Cho nên bắt buộc người chăn nuôi phải chú ý đến vật nuôi của mình.