Bệnh Đầu Đen Ở Gà – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Bệnh Cho Gà

bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen ở gà hay còn được đa dạng người nuôi gà gọi với nhiều cái tên khác như: bệnh histomonas, bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm hay bệnh kén ruột ở gà. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh này cũng như cách chữa trị và phòng chống bệnh đầu đen ở gà. Thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của dagabinhluan để hiểu rõ hơn về căn bệnh quái ác trên gà nhé.

Chi tiết về căn bệnh đầu đen ở gà

bệnh đầu đen ở gà
Chi tiết về căn bệnh đầu đen ở gà

Nguyên nhân gây bệnh đầu đen ở gà

Gà bị bệnh đầu đen thường là do bị kí sinh từ 1 đơn bào histononas meleagridis. Chúng thường bám vào gan cũng như manh tràng của gà.

Các giống gà dễ bị nhiễm bệnh đầu đen:

Những giống gà nuôi thả vườn cũng như gà thả rông thì rất dễ bị nhiễm kí sinh trùng và gây nên gà bị bệnh đầu đen. Thông thường, bệnh sẽ phát tán nhanh nhất tại các giống gà thả vườn trong khoảng 1 tháng tuổi. Và sau đó, gà càng lớn thì tất nhiên bệnh sẽ càng tăng nhanh và nặng hơn.

Nguồn lây truyền bệnh đầu đen ở gà:

Đây là 1 trong những căn bệnh ở gà được lây truyền nhanh qua đường ăn uống. Cũng như môi trường sinh sống của gà không hợp vệ sinh và có tồn tại kí sinh histomonas meleagirdis.

Bên cạnh đó, bệnh đầu đen còn lây truyền qua việc những chú gà ăn trứng giun kim có tích trữ mầm bệnh.

>>> Xem Thêm: Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà LEUCOCYTOZOOM

Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh đầu đen ở gà:

  • Triệu chứng dễ nhận biết bệnh đầu đen ở gà : Gà ủ rũ, rút đầu vào trong cánh, nằm vào chỗ có ánh nắng, phân đen và hơi giống với gạch cua. Cũng như là khi gà đi phân thậm chí có lẫn thỏi phân sống trong phân nước.
  • Triệu chứng cấp tính: Gà tái nhợt mặt, sốt vô cùng cao, lù rù, phân sáp vàng, phân sáp đen và thậm chí là chết rất nhanh chỉ trong khoảng từ 2 ngày sau khi phát bệnh.
  • Triệu chứng mãn tính: Gà bị ốm, mắt lõm sâu cũng như xuất hiện quầng mắt xanh tím và lan khắp đầu của gà. Tuy nhiên, nếu gà bị bệnh đầu đen mãn tính thì tỷ lệ chết sẽ rất thấp. Chỉ ảnh hưởng đến sản lượng của kinh tế mà thôi.
biểu hiện của bệnh đầu đen
Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh đầu đen ở gà

Cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà hiệu quả

Dựa theo triệu chứng và biểu hiện khi gà bị bệnh đầu đen:

  • Bạn sẽ sử dụng paracetamol để hạ sốt cho những bé gà nhiễm bệnh.
  • Tiếp theo, bạn có thể dùng vitamin K để tiến hành cầm máu nhanh chóng cho gà.
  • Sau đó, bạn nên cung cấp thêm vitamin C, glucose và bcomplex để bổ sung chất cần thiết cho gà.

>>> Xem Thêm: Bệnh Cầu Trùng Gà – Những Điều Cần Biết Để Phòng Bệnh Và Điều Trị Kịp Thời Cho Gà

Xử lý và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đầu đen ở gà

  • Bạn sẽ sử dụng những loại thuốc có chứa Sulfamonomethoxine. Trộn trực tiếp vào thức ăn hoặc pha với nước. Để tiến hành cho gà uống tuy nhiên thì bạn cần pha trộn theo tỷ lệ đúng liều lượng và độ tuổi của gà.
  • Sau khi gà đã dần khỏe lại, thì bạn nên sử dụng các loại thuốc bổ gan, thuốc trợ sức cũng như men tiêu hóa. Nhằm tạo điều kiện cho gà thích ứng với môi trường mới sau khi khỏi bệnh.

Lưu ý: Để hạn chế bệnh đầu đen ở gà cũng như hạn chế bệnh tái phát. Người nuôi cần chăm sóc cho gà thật kỹ. Cũng như nên dọn rửa và khử khuẩn môi trường chuồng trại và đặc biệt là môi trường xung quanh khu vực nuôi gà nhé.

cách chữa bệnh đầu đen
Cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà

Cách phòng bệnh đầu đen ở gà:

  1. Bạn nên chú ý đến chuồng trại và thực hiện tốt vệ sinh chuồng nuôi 1 cách khoa học, tối ưu nhất.
  2. Bạn không nên nuôi chung giữa gà tây và những giống gà khác. Cũng như bạn nên hạn chế nuôi quá nhiều độ tuổi trong 1 khu vực chăn nuôi để tránh bệnh đầu đen ở gà.
  3. Bạn nên tránh tuyệt đối việc thả gà ra ngoài khi trời mưa hay lúc khí hậu ẩm ướt.
  4. Bạn nên ghi nhớ và thực hiện tẩy giun định kỳ cho những chú gà. Tốt nhất là bạn nên tẩy giun nhiều lần trong 1 năm.
  5. Bạn nên dọn vệ sinh thường xuyên. Đồng thời sát khuẩn các dụng cụ có liên quan quanh khu vực chăn nuôi gà.
  6. Bạn có thể tiến hành rắc thêm vôi bột xung quanh chuồng. Như vậy nhằm hạn chế giun kim cũng như giun đất.
  7. Bạn phải luôn dọn dẹp và xử lý phân ngay khi gà phóng uế để tránh lây nhiễm kí sinh mang mầm bệnh.

Sau đây là 1 số bệnh phát hiện kèm theo bệnh đầu đen ở gà: 

  • Những chú gà thường phát bệnh có kèm theo giữa bệnh hen với bệnh đầu đen.
  • Gà thường mắc bệnh cầu trùng cấp – cầu trùng máu tươi và kèm thêm bệnh đầu đen ở gà.
  • Nếu những chú gà chưa được chủng đậu thì rất dễ phát bệnh đậu gà. Kèm theo căn bệnh phổ biến là bệnh đầu đen ở gà.
phòng bệnh đầu đen cho gà
Cách phòng bệnh đầu đen ở gà

Tổng kết:

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn về cách chữa trị bệnh đầu đen ở gà chuẩn nhất hiện nay. Hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có cách xử lý thật hiệu quả giúp gà mau chóng khỏe. Nếu các bạn còn có gì thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi tại trang chủ dagabinhluan.com để được giải đáp thắc mắc ngay nhé. Chúc các bạn thành công trong việc chữa bệnh đầu đen cho gà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-binh-luan